Ảnh vector trong thiết kế và in ấn


ảnh vector trong thiết kế, in ấn
ảnh vector trong thiết kế, in ấn

Đồ họa vector là gì?

Đồ họa vector là sử dụng các hình học nguyên thủy như điểm, đường thẳng, đường cong, các dạnh hình học, đa giác, tất cả được xây dựng trên nền biểu thức toán học, để đại diện cho hình ảnh trong đồ họa máy tính. Đồ họa vector được xây dựng trên nền tảng những vector (cũng có thể gọi là đường hoặc nét), được dẫn qua các điểm được gọi là nút hoặc điểm điều khiển. Mỗi điểm như thế được định vị trí trên hệ tọa độ xy của bảng thiết kế (hay còn gọi là art board, các bạn nào thường sử dụng illustrator quen với từ này; hoặc work space đối với các bạn dùng corel-draw) và xác định hướng của đường, nét đi qua nó. Mặt khác, mỗi đường được đặc tả bởi màu sắc của nét, độ dày, hình dạng, và màu tô bên trong. Những đặc điểm này không làm tăng kích thước đồ họa 1 cách đáng kể, tất cả các thông tin được lưu trữ trong cấu trúc tài liệu, trong đó mô tả cách xây dựng các vector lên không gian làm việc trên máy tính.

đồ họa vector

Ảnh vector được thể hiện trên các thiết bị như thế nào?

Màn hình máy tính được tạo nên từ lưới những tế bào hình vuông nhỏ được gọi là điểm ảnh; thuật ngữ bất nguồn từ các yếu tố cấu thành nên hình ảnh. Hình ảnh được cấu tạo từ những tế bào này. Các tế bào này càng nhỏ và càng gần nhau thì sẽ cho ra hình ảnh chất lượng tốt hơn, nhưng như thế khiến cho độ lớn của file lưu trữ chúng càng tăng. Tuy nhiên, cái thiết bị lưu trữ hiện đại và bộ nhớ làm việc đã mở rộng đến gigabyte hoặc thậm chí là terabyte, vì vậy việc lưu trữ hình ảnh nhỏ gọn hiện không còn là mối bận tâm lớn nữa.

Màn hình và các loại máy in hiện đại là những thiết bị quét mành. Định dạng vector phải được chuyển đổi sang định dạng quét mành này (hay còn gọi làm mạng điểm ảnh) trước khi có thể được hiển thị lên màn hình hoặc in ra máy in. Kích thước của tập tin mạng điểm ảnh được tạo ra bởi việc chuyển đổi này tùy thuộc vào độ phân giải cần chuyển đổi. Tuy nhiên, kích thước của tập tin vector dùng để chuyển đổi sang mạng điểm ảnh thì luôn luôn không đổi. Vì thế, rất dễ dàng để chuyển đổi từ định dạng vector sang định dạng mạng điểm ảnh, nhưng sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi theo hướng ngược lại, đặc biệt nếu có yêu cầu chỉnh sửa hình ảnh ở dạng vector. Có một lợi thế không nhỏ trong việc lưu trữ ảnh được tạo ra từ hình ảnh vector dưới dạng mạng điểm ảnh, bởi vì mỗi hệ thống khác nhau yêu cầu dịnh dạng vector khác nhau, thậm chí có những hệ thống không hổ trợ định dạng ảnh vector. Tuy nhiên, mỗi lần 1 file được chuyển đổi từ dạng vector, kích thước của nó có vẻ như lớn hơn, và nó không còn lợi thế cho việc phóng to mà không mất đi chất lượng hình ảnh. Thêm vào đó, cũng không thể chỉnh sửa các đối tượng nào đó như trong định dạng vector. Định dạng vector là tập tin chứa các danh sác mô tả, vì thế nó phụ thuộc vào số lượng đối tượng có trong danh sách mô tả.

Ảnh vector được thể hiện trên các thiết bị như thế nào?

Các kiểu chữ trong máy tính ngày nay phần lớn sử dụng định dạng vector, nó bao gồm việc mô tả kí tự để xuất ra các thiết bị bằng khối hình học hoặc các đường cong toán học với các điểm điều khiển. Tuy nhiên, hiện nay font chữ mạng điểm ảnh vẫn còn sử dụng. Việc chuyển đổi font vector sang font mạng điểm ảnh ảnh đòi hỏi phải tô màu đầy phần bên trong đường mô tả; việc chuyển đổi này không hề đơn giản, bởi vì mạng điểm ảnh thường không có đủ độ phân giải cần thiết để tránh bị răng cưa, đặc biệt là các ký tự nhỏ hơn có thể thể hiện được. Việc xử lý các dữ liệu mô tả ký tự hết sức tinh vi, để cho ra các hình mạng điểm ảnh phù hợp.

font vector - bitmap
Định dạng vector không phải lúc cũng phù hợp với công việc đồ họa và cũng có nhiều nhược điểm. Ví dụ như, camera và máy quét ảnh được sản xuất để quét các hình ảnh vào máy tính dưới dạng điểm ảnh và hoàn toàn không thực tế để chuyển sang định dạng vector. Vì thế một phầm mềm biên tập hình ảnh dưới dạng điểm ảnh sẽ có lợi hơn một phần mềm biên tập hình ảnh dưới dạng vector bằng các biểu thức toán học. Một công cụ đồ họa toàn diện sẽ kết nối hình ảnh từ các nguồn điểm ảnh và vector, cung cấp các công cụ xử lý cho cả 2, vì một số bộ phận hình ảnh có thể có nguồn gốc từ camera hoặc máy quét, số còn lại có thể được vẽ bằng các công cụ xử lý vector.

Tiêu chuẩn của ảnh vector:

Trong thế giớ website, tiêu chuẩn cho đồ họa vector là đồ họa vector có thể thay đổi kích thước (Scalable Vector Graphics: SVG). Đây là tiêu chuẩn phức tạp và chậm phát triển một phần là vì rào cản về lợi ích thương mại. Ngày nay, một số các trình duyệt web hỗ trợ ảnh vector SVG, nhưng chưa hổ trợ đầy đủ tiêu chuẩn của nó.

Những năm gần đây, SVG trở thành một định dạng độc lập hoàn toàn với độ phân giải của các thiết bị thường là máy in hoặc màn hình. SVG là tập tin văn bản cơ bản có thể in được mà nó mô tả cả 2 đường thẳng, đường cong cũng như các thuộc tính khác.

Một số định dạng ảnh vector khác:

PDF (Portable Document Format): là định dạng lưu trữ thông tin phổ biến nhất, hổ trợ tốt ảnh mạng điểm ảnh, ảnh vector, và văn bản.

EPS (Encapsulated PostScript): là một dạng tập tin đồ họa tiêu chuẩn để trao đổi hình ảnh, bản vẽ, thậm trí là các bố trí trang in hoàn chỉnh. Nó là một tập tin mô tả đối tượng hổ trợ cả ảnh vector, bít-máp.

Ai (Adobe Illustrator): tập tin được tạo ra do phần mềm biên tập ảnh vector nổi tiếng thế giới Adobe Illustrator. Hổ trợ tốt đối với văn bản, ảnh bít-máp, ảnh vector.

CDR (CorelDraw): tập tin được tạo ra từ trình biên tập CorelDraw, hổ trợ tốt đối với văn bản, ảnh bít-máp, và ảnh vector.

SVG (Scalable Vector Graphics): định dạng vector dùng để hiển thị trên web.

DWG: là định dạng ảnh vector lưu trữ các bản vẽ kỹ thuật do phần mềm autoCAD tạo ra.

Ảnh vector trong in ấn:

Ảnh nghệ thuật vector rất lý tưởng cho việc in ấn, kể từ khi ảnh vector xuất hiện nó giải quyết ngay vấn đề thay đổi kích thước của ảnh. Ví dụ: một logo in trên một tờ giấy khổ nhỏ, với một bảng quảng cáo cở lớn đều cho chất lượng hình ảnh như nhau. Một ảnh bít-máp sẽ bị mờ nếu nó được thay đổi từ kích cở danh thiếp lên đến kích cở của bảng quảng cáo.

Nếu chúng ta xem ký tự cũng là một ảnh, cũng cần cân nhắc tương tự để áp dụng cho ảnh đồ họa ngay cả đối với các thành phần văn bản. Các bộ font chữ cũ được lưu trữ dưới dạng bít-máp, vì thể để đạt được chất lượng in tối đa, chúng phải được sử dụng chỉ tại độ phân giải được xác định. Các dạng font chữ chất lượng cao ngày nay, được xây dựng trên nền tảng ảnh vector, vì thế nó có khả năng mở rộng đến kích thước bất kỳ. font vector phổ biến ngày nay là truetype và postscript.

Popular posts from this blog

8 nguyên tắc vàng làm giảm kích thước file thiết kế illustrator của bạn

Tiêu chuẩn quốc tế kích thước các loại giấy trong in ấn ISO216

Lịch - calendar